Thể thức Đường phú Phú

Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Kế Xương:

Quyển đệ tam viết đã xong rồi bảng đệ tứ chưa ra còn ngóngThầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh xem giòcô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng

Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, có tên là:

  1. lung: mở đầu bài
  2. biện nguyên: tìm lại cái gốc của đề tài
  3. thích thực: tả ý nghĩa
  4. phu diễn: tán rộng ý
  5. nghị luận: tổng kết.

Luật vần

Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:

  1. độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
  2. hạn vận: mỗi đoạn của bài phú dùng một vần riêng. Như đoạn lung thì mọi câu gieo cùng vần, sang đoạn biện nguyên thì mọi câu lại gieo vần khác...
  3. phóng vận: vần có thể thay đổi, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.

Phép đặt câu

Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ, gọi là tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.

Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.

  1. song quan: mỗi vế dưới 10 chữ, không ngắt
  2. cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
  3. gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn.